Cách làm đề thi trắc nghiệm để đạt điểm tối ưu nhất

Related Articles

Cách làm đề thi trắc nghiệm để đạt điểm tối ưu nhất

1. Phân bổ thời gian trước khi bắt đầu làm

Trước đó mình đã nêu thứ tự làm bài cho bạn rồi. Và để cách làm đó phát huy hiệu quả thì bạn cần biết phân bổ thời gian làm bài. Trước khi bắt tay vào giải đề, bạn hãy nhìn sơ qua một lượt để nhận diện câu dễ, câu khó và để phân biệt thứ tự làm bài.

Bạn nhớ phải luôn trừ 10 – 15 phút cuối dành cho những câu hỏi khó và cũng là để dò lại bài làm.

Việc phân bổ thời gian sẽ giúp bạn không bị thiếu hụt thời gian và tập trung hơn vì đã nắm rõ thời gian cần dành ra làm bài rồi.

2. Tự trả lời câu hỏi trước khi nhìn phần đáp án

Điều này áp dụng cho các bài đọc hiểu và bài điền từ. Bạn nên tự trả lời câu hỏi trước khi xem phần đáp án vì thường các câu hỏi có phần giống nhau và dễ gây “nhầm nhọt sang trồng trọt”.

Nếu nhìn ngay phần trả lời thì bạn sẽ dễ bị rối và tốn nhiều thời gian hơn vì phải đọc lại từ đầu.

3. Đọc thật kĩ câu hỏi

Đúng là bạn cần đọc nhanh câu hỏi để làm nhưng như thế không có nghĩa là đọc một cách cẩu thả. Có nhiều bẫy rất nhỏ trong đề thi nên bạn cần phải đọc thật kĩ.

Ví dụ: “Which of the following statements is NOT TRUE about calculators?”

Dù cụm “not true” đã được in hoa nhưng có nhiều bạn vẫn lướt qua mà chọn đáp án “true”, cộng với kiến thức không chắc thì rất có thể bạn sẽ mất điểm câu đó một cách đáng tiếc đấy.

Vì thế, hãy luyện tập cách đọc câu hỏi nhanh mà vẫn bao quát được ý cả câu. Bạn có thể dùng bút gạch chân những từ quan trọng trong đề, như vậy bạn sẽ tránh khỏi sai sót trong quá trình làm bài.

4. Đừng bao giờ cố dịch hết cả bài đọc

Bạn sẽ chỉ tốn thời gian mà lại còn nản thôi! Vậy thì với bài đọc nên đối phó thế nào? mình khuyên bạn nên làm theo 4 bước sau đây:

  • Bước 1: Đọc lướt để nắm được nội dung
  • Bước 2: Xử lý câu hỏi về từ vựng
  • Bước 3: Giải quyết các câu hỏi về thông tin
  • Bước 4: “Dọn dẹp” các câu hỏi nội dung

4 bước làm bài đọc này được các thầy cô và nhiều bạn học sinh giỏi Anh văn khuyến khích nên bạn cứ tự tin ôn luyện nhé!

5. Dùng bút chì gạch chân từ khóa

Cách này cũng áp dụng cho bài đọc nhé. Bạn hãy dùng bút chì gạch chân các từ khá trong câu hỏi, trong bài đọc, có thể cả các câu trả lời nữa. Gạch chân các ý chính sẽ giúp bạn dò tìm thông tin trong bài đọc chính xác hơn, và cũng là để lúc soát lại bài cũng sẽ nhanh hơn.

Hơn nữa gạch chân từ khóa là cách ghi nhớ câu hỏi dễ dàng mà không cần phải đọc đi đọc lại nhiều lần gây mất thời gian.

6. Áp dụng phương pháp phỏng đoán, loại trừ

Nói vậy không có nghĩa là bạn đoán bừa mà phải dựa vào những thông tin có trong bài.

Chẳng hạn bạn thấy đáp án C, D đều không đúng. A thì không chắc, B có vẻ là đúng thì chọn B. Đôi khi cần sự may mắn nhưng nhiều khi bạn có thể làm được.

Và nhớ là: Không bao giờ chọn 1 đáp án khi chưa loại trừ được ít nhất 2 đáp án còn lại.

7. “Thà tô nhầm còn hơn bỏ sót”

Khi còn quá ít thời gian mà còn nhiều câu chưa trả lời được thì đừng chần chừ.

Trước đó bạn hãy dành ra 1 khoảng trống ở tờ nháp, câu nào bỏ qua chưa chọn được đáp án thì ghi số thứ tự câu đó vào, làm vậy bạn sẽ dễ dàng biết vị trí câu chưa làm mà hoàn thành kịp thời. Tốt nhất là bạn nên viết to to một chút cho dễ nhìn.

Mỗi câu đều có điểm, bỏ câu nào mất điểm câu đó mà chọn sai cũng không bị trừ điểm nào nên trước khi hết giờ, bạn phải chọn nhanh đáp án hợp lý nhất cho các câu chưa hoàn thành.

Để có cơ hội được số điểm cao nhất, bạn cứ áp dụng phương châm đó.

More on this topic

Anh văn theo chuyên đềspot_img

Popular stories